Dược chất Zidovudine – Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn | Thông tin chi tiết tác dụng, liều dùng, lưu ý

0
250

Zidovudine là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Zidovudine. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Zidovudine

Dược chất Zidovudine

Thông tin chung

  • Tên dược chất: Zidovudine
  • Mã ATC: J05AF01
  • Nhóm dược lý: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
  • Tên khác: Azidothymidine
  • Tên biệt dược: MST Zidovudin 300mg; Retrovir
  • Dạng bào chế: Viên nén; Viên nang
  • Thành phần: Zidovudine

Tác dụng của Zidovudine

Zidovudin là dẫn xuất thymidin, có tác dụng ức chế sự sao chép của các Retrovirus, nhất là HIV.
Cơ chế tác dụng: Zidovudin khi vào cơ thể được phosphoryl hoá 3 lần để tạo thành dạng có hoạt tính là triphosphat. Zidovudin triphosphat ức chế cạnh tranh với thymidin triphosphat của RT, nhưng vì trong cấu trúc của Zidovudin triphosphar thiếu nhóm -OH ở vị trí 3 nên dây nối phosphodiester ở vị trí 3′,5′ không được tạo thành. Vì vậy quá trình tổng hợp ADN bị kết thúc sớm.

Dược lực học của Zidovudine

– Zidovudine là một tác nhân kháng virus có tác động mạnh in vitro với retrovirus bao gồm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
– Zidovudine được phosphoryl hóa trên cả tế bào bị nhiễm hay không bị nhiễm thành dẫn xuất monophosphat (MP) do men thymi

Dược động học của Zidovudine

– Hấp thu:
+ Zidovudine được hấp thu tốt qua ruột và với tất cả các liều lượng được nghiên cứu, sinh khả dụng là 60-70%.
+ Chất 5′-glucuronic của zidovudine là chất chuyển hóa chính trong cả huyết tương và nước tiểu và chiếm khoảng 50-80% liều lượng được

Chỉ định dùng Zidovudine

– Ðiều trị bệnh nhân nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
– Ðiều trị bệnh nhân nhiễm HIV tiến triển như các bệnh nhân bị AIDS hay ở giai đoạn ARC (AIDS related complex), ở bệnh nhân trưởng thành có và không có biểu hiện triệu chứng với số lượ

Chống chỉ định Zidovudine

– Bệnh nhân quá mẫn cảm với zidovudine hay các thành phần của thuốc.
– Không nên dùng zidovudine cho bệnh nhân có số lượng bạch cầu trung tính thấp bất thường (Thận trọng lúc dùng :Bệnh nhân nên cẩn thận khi dùng đồng thời với các thuốc khác.
Nên lưu ý bệ

Thận trọng lúc dùng Zidovudine

Bệnh nhân nên cẩn thận khi dùng đồng thời với các thuốc khác.
Nên lưu ý bệnh nhân rằng trị liệu với zidovudine không làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác do tiếp xúc tình dục hay nhiễm qua đường máu.
Ðộc tính trên máu:
Thiếu máu (thường xảy ra sau 6 tuần dùng zidovudine nhưng đôi khi sớm hơn), giảm bạch cầu trung tính (thường xảy ra bất kỳ lúc nào sau 4 tuần điều trị nhưng đôi khi sớm hơn) và giảm bạch cầu (thường thứ phát sau giảm bạch cầu trung tính) có thể được dự đoán có xảy ra thường xuyên trên bệnh nhân mắc HIV tiến triển đang dùng zidovudine, và do đó nên kiểm tra cẩn thận các thông số huyết học. Khuyến cáo nên thực hiện các thử nghiệm ít nhất mỗi 2 tuần trong 3 tháng đầu trị liệu và ít nhất mỗi tháng sau đó.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai:
Sử dụng Zidovudine trong thai kỳ nên được xem xét cân nhắc trước khi chỉ định.
Lúc nuôi con bú:
Thuốc có thể đi qua sữa mẹ và có thể gây nên những độc tính trầm trọng cho trẻ được cho bú, do đó, người mẹ đang dùng zidovudine không nên cho con bú.

Tương tác thuốc Zidovudine

Cmax của zidovudine tăng 39% khi uống cùng với lamivudine.
Kết hợp trị liệu zidovudine với rifamicin làm giảm sinh khả dụng của zidovudine từ 4-48%.
Khi chỉ định zidovudine cùng với paracetamol làm tăng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, đặc biệt trong trường hợp điều trị bệnh mãn tính.
Aspirin, codein, morphine, indomethacine, ketoprofen, naproxen, oxazepam, lorazepam, cimetidine, clofibrate, dapson và isoprinosine có thể làm thay đổi quá trình chuyển hóa của zidovudine.
Các thuốc độc thận như dapson, pentamidine dùng toàn thân, pyrimethamine, cotrimoxazole, amphotericine, flucytoxine, ganciclovir, interferon, vincristin, vinblastin, và duxorubicin cũng có thể làm tăng nguy cơ ngăn cản tác động của zidovudine.
Có thể phối hợp thuốc kháng khuẩn như cotrimoxazole, pentamidine dạng khí dung, pyrimethamine và acyclovir để điều trị dự phòng. Sự đào thải qua thận của các glucuronide (và có thể chính bản thân zidovudine) bị giảm khi có sự hiện diện của probenecide.

Liều lượng và cách dùng Zidovudine

Dùng đường uống.
Người lớn: 600mg/ngày chia làm nhiều lần (thường dùng 200 mg mỗi 8 giờ hoặc 300 mg mỗi 12 giờ).
Trẻ em:
Trẻ em từ 3 tháng đến 12 tuổi: 180 mg/m2 mỗi 6 giờ (720mg/m2/ngày), không nên vượt quá 200mg mỗi 6 giờ.
Trẻ em ≥ 12 tuồi: dùng liều như người lớn.
Ðiều chỉnh liều đối với bệnh nhân có độc tính trên máu: có thể cần thiết phải điều chỉnh liều cho bệnh nhân có độc tính trên máu. Ðối với bệnh nhân có dự trữ tủy kém trước khi điều trị, đặc biệt trên bệnh nhân nhiễm HIV trong giai đoạn tiến triển. Nếu nồng độ hemoglobin giảm hay số lượng bạch cầu trung tính giảm xuống, liều hàng ngày có thể giảm cho đến khi có bằng chứng của sự hồi phục tủy, nói cách khác, sự hồi phục có thể được tăng cường bởi một thời gian ngưng thuốc ngắn hạn. Có thể giảm một nửa liều hàng ngày và sau đó tăng thêm dần sau 2-4 tuần tùy theo dung nạp thuốc của bệnh nhân cho đến liều ban đầu.
Người già: hiện nay không có sẵn số liệu đặc hiệu, tuy nhiên, nên áp dụng các biện pháp thận trọng thông thường cho người già.
Suy thận: Cần kiểm tra nồng độ zidovudine trong huyết tương (và chất chuyển hóa glucuronide của nó), kết hợp với kiểm tra các thông số huyết học để điều chỉnh liều dùng ở những bệnh nhân này.
Suy gan: sự tích tụ zidovudine có thể xảy ra trên bệnh nhân suy gan vì giảm sự glucuronide hóa. Có thể cần thiết phải điều chỉnh liều. Chú ý đặc biệt đối với những dấu hiệu không dung nạp và gia tăng khoảng cách giữa các liều cho thích hợp.

Tác dụng phụ khi dùng Zidovudine

– Thiếu máu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, giảm bạch cầu. Phản ứng phụ xảy ra thường nếu sử dụng thuốc liều cao (1200-1500mg/ngày) và bệnh nhân tiền sử bị nhiễm HIV (có suy tủy), đặc biệt ở bệnh nhân có lượng CD4+ – Tỉ lệ bị giảm bạch cầu đa nhân trun

Quá liều khi dùng Zidovudine

Bảo quản Zidovudine

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here