Rifamycine là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Rifamycine. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Rifamycine
Dược chất Rifamycine
Thông tin chung
- Tên dược chất: Rifamycine
- Mã ATC: –
- Nhóm dược lý: Thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng
- Tên khác: –
- Tên biệt dược: Otofa,
- Dạng bào chế: Dung dịch nhỏ tai
- Thành phần: Rifamycine sodium
Tác dụng của Rifamycine
–
Dược lực học của Rifamycine
Thuốc kháng khuẩn tại chỗ, tác động lên đa số các mầm bệnh Gram (+) và Gram (-) thường gặp trong các nhiễm trùng ở tai giữa.
Rifamycine gây tác động trên các ARN polymérase phụ thuộc ADN bằng cách hình thành một phức hợp ổn định gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.
Dược động học của Rifamycine
–
Chỉ định dùng Rifamycine
Ðược chỉ định điều trị đợt cấp tính của viêm tai giữa mạn tính: chảy mủ tai.
Chống chỉ định Rifamycine
Quá mẫn cảm với Rifamycine.
Thận trọng lúc dùng Rifamycine
Không thể loại trừ khả năng gây chọn lọc chủng đề kháng với Rifamycine.
Tương tác thuốc Rifamycine
–
Liều lượng và cách dùng Rifamycine
Người lớn: nhỏ trong ống tai 5 giọt, 3 lần mỗi ngày hay rửa tai trong vài phút với dung dịch được làm ấm, 2 lần/ngày.
Trẻ em: nhỏ trong ống tai 3 giọt, 3 lần mỗi ngày hay rửa tai trong vài phút với dung dịch được làm ấm, 2 lần/ngày.
Thời gian điều trị: thường từ 7 đến 10 ngày; quá thời hạn trên cần phải đánh giá lại việc điều trị.
Cần làm ấm dung dịch thuốc trước khi sử dụng để tránh cảm giác khó chịu khi nhỏ dung dịch lạnh vào trong tai.
Tránh để thuốc tiếp xúc với quần áo do dung dịch có thể vấy màu lên vải.
Tác dụng phụ khi dùng Rifamycine
Gây nhuộm màu hồng, thấy rõ khi soi tai.
Quá liều khi dùng Rifamycine
–
Bảo quản Rifamycine
–