Lactobacillus acidophilus là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Lactobacillus acidophilus. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Lactobacillus acidophilus
Dược chất Lactobacillus acidophilus
Thông tin chung
- Tên dược chất: Lactobacillus acidophilus
- Mã ATC: –
- Nhóm dược lý: Thuốc đường tiêu hóa
- Tên khác: –
- Tên biệt dược: Probio; Binexbilalus; Borambio
- Dạng bào chế: Thuốc cốm; Viên nang; Thuốc bột pha dung dịch uống; Thuốc bột
- Thành phần: Lactobacillus acidophilus
Tác dụng của Lactobacillus acidophilus
Tác dụng lập lại cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Dược lực học của Lactobacillus acidophilus
Khi uống vào ống tiêu hóa, Lactobacillus acidophilus gắn vào thành ruột, phát triển và chống lại vi khuẩn gây bệnh qua cơ chế sau:
– Cạnh tranh chỗ trú đóng với vi khuẩn gây hại
– Thay đổi pH đường ruột
– Tiết các chất có tính kháng khuẩn và kháng sinh
– Tác động kháng enterotoxine
– Kích thích hệ miễn nhiễm.
Dược động học của Lactobacillus acidophilus
Lactobacillus acidophilus tồn tại trong ống tiêu hóa khoảng 15 ngày.
Chỉ định dùng Lactobacillus acidophilus
Ðược chỉ định sử dụng khi sự cân bằng vi sinh ruột bị phá vỡ ví dụ tiêu chảy do dùng kháng sinh và hóa liệu pháp, lên men bất thường ở ruột, rượu, stress, nhiễm trùng.
Táo bón, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
Chống chỉ định Lactobacillus acidophilus
–
Thận trọng lúc dùng Lactobacillus acidophilus
–
Tương tác thuốc Lactobacillus acidophilus
Thuốc có thể ngăn cản sự hấp thu tetracycline.
Liều lượng và cách dùng Lactobacillus acidophilus
Liều thông thường:
– Người lớn: 1 gói, 3 lần/ngày.
– Trẻ em: 1-2 gói/ngày.
Tiêu chảy: 4-8 gói/ngày, bên cạnh cần có chế độ bù nước và trị liệu chuyên biệt.
Táo bón: 6 gói/ngày.
Rối loạn tiêu hóa do điều trị bằng kháng sinh:
– Liều dự phòng: 2 gói/ngày.
– Liều điều trị: 4-8 gói/ngày cho đến khi hết triệu chứng bệnh.
Tác dụng phụ khi dùng Lactobacillus acidophilus
–
Quá liều khi dùng Lactobacillus acidophilus
–
Bảo quản Lactobacillus acidophilus
–