Dược chất Cefadroxil – Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn | Thông tin chi tiết tác dụng, liều dùng, lưu ý

0
257

Cefadroxil là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Cefadroxil. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Cefadroxil

Dược chất Cefadroxil

Thông tin chung

  • Tên dược chất: Cefadroxil
  • Mã ATC: J01DB05
  • Nhóm dược lý: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
  • Tên khác:  –
  • Tên biệt dược: Acefdrox 125 Rediuse; Aptacef; Bearoxyl
  • Dạng bào chế: Viên nang; Hỗn dịch uống; Si rô; Thuốc bột; Viên nén phân tán
  • Thành phần: Cefadroxil

Tác dụng của Cefadroxil

Cefadroxil có phổ tác dụng trung bình, tác dụng trên các vi khuẩn gram dương như tụ cầu, liên cầu, phế cầu( trừ liên cầu kháng methicillin ). Thuốc cũng có tác dụng trên một số vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và Shigella.
Cơ chế tác dụng của Cefadroxil: ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, thuốc có tác dụng diệt khuẩn ức chế giai đoạn cuối của quá trình tổng hợp vách tế bào vi khuẩn làm cho vi khuẩn không có vách che chở sẽ bị tiêu diệt.
Các chủng kháng cefadroxil: Enterococcus, Staphylococcus kháng methicillin, Proteus có phản ứng indol dương tính, các Enterobacter, Pseudomonas aeruginosa, Bacteroid.

Dược lực học của Cefadroxil

Cefadroxil là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ I.

Dược động học của Cefadroxil

– Hấp thu: Cefadroxil được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường uống. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến hấp thu của Cefadroxil. Sau khi uống liều duy nhất 500mg và 1g, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết thanh đạt xấp xỉ 16 và 28mcg/ml.
Nồng độ của thuốc tr

Chỉ định dùng Cefadroxil

Cefadroxil được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn gây ra do các vi khuẩn nhạy cảm sau đây:
Nhiễm khuẩn đường tiểu cấp, mãn, có biến chứng và tái phát.
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
Viêm họng và viêm amidan do streptococci tan huyết beta nhóm A, Cefadroxil có hiệu quả trong việc tiêu diệt hoàn toàn Streptococci ở vùng mũi hầu; tuy nhiên hiện tại chưa có các số liệu chứng tỏ hiệu quả của Cefadroxil trong phòng ngừa thấp khớp cấp.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, ví dụ: viêm phổi, đợt cấp viêm phế quản mãn, giãn phế quản, vv…
Nhiễm khuẩn xương và khớp.

Chống chỉ định Cefadroxil

Cefadroxil chống chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng các kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.

Thận trọng lúc dùng Cefadroxil

Chú ý đề phòng:
Các kháng sinh nhóm cephalosporin phải được dùng thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với penicillin. Có những bằng chứng lâm sàng và cận lâm sàng về dị ứng chéo từng phần giữa penicillins và cephalosporins và có những trường hợp dị ứng với cả hai loại thuốc (gồm cả sốc phản vệ gây tử vong sau khi dùng đường tiêm chích).
Ðiều trị kháng sinh phổ rộng làm thay đổi vi khuẩn chí bình thường của đại tràng và có thể làm Clostridia sinh sản quá mức.
Thận trọng lúc dùng:
Cefadroxil phải được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có rối loạn chức năng thận nặng (hệ số thanh thải creatinine nhỏ hơn 50ml/phút/1,73m2).
Dùng Cefadroxil kéo dài có thể gây ra sự quá sản của các vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi sát bệnh nhân. Nếu bội nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị, cần áp dụng các biện pháp thích hợp.
LÚC CÓ THAI VÀ LÚC NUÔI CON BÚ
Lúc có thai:
Các nghiên cứu về sinh sản được thực hiện trên chuột nhắt và chuột cống với liều gấp 11 lần của người, và không cho thấy có bằng chứng nào về ảnh hưởng có hại trên sự thụ thai hay trên thai nhi do cefadroxil. Tuy vậy, chưa có những thử nghiệm lâm sàng đầy đủ và có kiểm soát trên phụ nữ có thai.
Lúc nuôi con bú:
Cần thận trọng khi sử dụng Cefadroxil ở phụ nữ cho con bú vì thuốc qua được sữa mẹ.

Tương tác thuốc Cefadroxil

Dùng đồng thời với probenecid làm giảm sự bài tiết Cefadroxil ở ống thận, làm tăng và kéo dài thời gian bán hủy thải trừ, và tăng nguy cơ ngộ độc.
Phản ứng Coombs dương tính giả thường xảy ra trên nhiều bệnh nhân, glucose niệu dương tính giả có thể xảy ra với thử nghiệm Benedict và dung dịch Fehling.

Liều lượng và cách dùng Cefadroxil

Cefadroxil bền vững với acid, và có thể dùng đường uống, không phụ thuộc vào bữa ăn. Dùng khi ăn có thể giúp giảm các triệu chứng dạ dày-tá tràng mà đôi khi xuất hiện khi điều trị bằng cephalosporin đường uống.
Người lớn:
Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 1 gam mỗi ngày, dùng một lần hay chia làm 2 lần trong 10 ngày.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn xương khớp : Liều thường dùng để điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình là 500mg 2lần/ngày; và đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng 1g x 2lần/ngày trong 7-10 ngày hay hơn.
Trẻ em: Dùng Cefadroxil dạng hỗn dịch.
Liều đề nghị hằng ngày ở trẻ em là 30mg/kg/ngày, chia 2 lần mỗi 12 giờ theo như chỉ định. Liều cụ thể được tính theo trọng lượng cơ thể như sau:
dưới 5kg: 1/2 muỗng cà phê uống ngày 2 lần.
5-10kg: 1/2 -1 muỗng cà phê uống ngày 2 lần.
10-20kg: 1-2 muỗng cà phê uống ngày 2 lần.
20-30kg: 2-3 muỗng cà phê uống ngày 2 lần.
Liều lượng cho bệnh nhân suy thận:
Ở bệnh nhân suy thận, liều Cefadroxil phải được điều chỉnh tùy thuộc vào hệ số thanh thải creatinine để ngăn ngừa tích lũy thuốc trong cơ thể. Công thức sau được đề nghị: ở người lớn, liều khởi đầu là 1 g Cefadroxil và liều duy trì (dựa trên độ thanh thải creatinine ml/phút/1,73m2) là 500 mg, với khoảng cách giữa 2 liều như sau :
Hệ số thanh thải creatinine 0-10ml/phút: Khoảng cách giữa 2 liều là 36 giờ
Hệ số thanh thải creatinine 10-25ml/phút: Khoảng cách giữa 2 liều là 24 giờ
Hệ số thanh thải creatinine 25-50ml/phút: Khoảng cách giữa 2 liều là 12 giờ
Bệnh nhân có hệ số thanh thải creatinine trên 50ml/phút được điều trị như bệnh nhân có chức năng thận bình thường.
Hướng dẫn pha Cefadroxil hỗn dịch:
Pha nước đun sôi để nguội vào từ từ cho đến vạch đánh dấu trên nhãn, lắc kỹ, thêm nước vào cho đến vạch nếu chưa đủ, sẽ được 30ml hỗn dịch.

Tác dụng phụ khi dùng Cefadroxil

Cefadroxil được dung nạp rất tốt ở mọi lứa tuổi. Tuy vậy ở một số rất ít bệnh nhân thuốc có thể có các tác dụng phụ sau:
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy ít gặp hơn.
Phản ứng quá mẫn: ít gặp như nổi ban, nổi mề đay đã được báo cáo.
Các triệu chứng này thường khỏi khi ngưng thuốc.
Các tác dụng phụ khác gồm ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, giảm bạch cầu trung tính thoáng qua.

Quá liều khi dùng Cefadroxil

Khi dùng quá liều Cefadroxil, bệnh nhân thường có các triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đau vùng thượng vị và đi tiêu chảy. Ðiều trị tình trạng quá liều bao gồm giữ thông đường thở, làm xét nghiệm khí máu và điện giải đồ huyết thanh.
Nếu có xảy ra co giật, phải ngưng dùng Cefadroxil. Có thể dùng thuốc chống co giật nếu có chỉ định trên lâm sàng.

Bảo quản Cefadroxil

Bảo quản ở nhiệt độ dưới 25 độ C, tránh ẩm.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here