Azelaic Acid là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Azelaic Acid. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Azelaic Acid
Dược chất Azelaic Acid
Thông tin chung
- Tên dược chất: Azelaic Acid
- Mã ATC: D10AX03
- Nhóm dược lý: Thuốc điều trị bệnh da liễu
- Tên khác: –
- Tên biệt dược: Azelin; Nacner; ZA
- Dạng bào chế: Kem bôi da
- Thành phần: Azelaic Acid
Tác dụng của Azelaic Acid
Cơ chế tác dộng của thuốc là làm bình thường hóa trở lại quá trình sừng hóa (giảm độ dày lớp tế bào sừng thượng bì, giảm kích thước và số lượng các hạt keratohyalin, giảm filaggrin). Thuốc còn có tác dụng chống lại propionibacterium acnes và tụ cầu da là các căn nguyên có vai trò trong hình thành mụn trứng cá.
Dược lực học của Azelaic Acid
Azelaic Acid là một loại axit dicarboxylic nguồn gốc từ các loại hạt ngũ cốc như lúa mì, lúc mạch hay lúa mạch đen. Axit này có tác dụng chống nám thông qua việc ngăn chặn quá trình hình thành enzyme tyrosinase – một loại enzyme cần thiết cho quá trình hình thành nám.
Dược động học của Azelaic Acid
–
Chỉ định dùng Azelaic Acid
Ðiều trị tại chỗ mụn trứng cá thông thường (mụn đầu đen, đầu trắng). Sạm da, tàn nhang, nốt ruồi & vết nám. Các biểu hiện xấu khác do chứng tăng sắc tố da.
Chống chỉ định Azelaic Acid
Quá mẫn với thành phần thuốc.
Thận trọng lúc dùng Azelaic Acid
Chỉ dùng ngoài da. Tránh dây vào mắt.
Tương tác thuốc Azelaic Acid
–
Liều lượng và cách dùng Azelaic Acid
Sau khi rửa sạch da, thoa thuốc 2 lần/ngày & xoa kỹ, dùng hàng ngày. Nếu có kích ứng, giảm xuống 1 lần/ngày hoặc nên tạm ngừng. Bệnh thường cải thiện sau 4 tuần.
Tác dụng phụ khi dùng Azelaic Acid
Thỉnh thoảng: kích ứng (đỏ ửng, ngứa hoặc nóng bừng) lúc khởi đầu điều trị, khi dùng lâu dài các triệu chứng này sẽ giảm.
Quá liều khi dùng Azelaic Acid
–
Bảo quản Azelaic Acid
–