Methionine là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Methionine. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Methionine
Dược chất Methionine
Thông tin chung
- Tên dược chất: Methionine
- Mã ATC: V03AB26
- Nhóm dược lý: Thuốc cấp cứu và giải độc
- Tên khác: –
- Tên biệt dược: Methionin Domesco
- Dạng bào chế: Viên nang
- Thành phần: Methionine
Tác dụng của Methionine
Methionin là một acid amin thiết yếu có trong thành phần của chế độ ăn và trong công thức của các chế phẩm đa acid để nuôi dưỡng.
Methionin tăng cường tổng hợp Gluthation và được sử dụng thay thế cho acetylcystin để điều trị ngộ độc paracetamol đề phòng tổn thương gan.
Methionin còn được dùng theo đường uống để làm giảm pH nước tiểu.
Dược lực học của Methionine
Methionin là thuốc giải độc paracetamol.
Dược động học của Methionine
Methionin được chuyển hoá ở gan.
Chỉ định dùng Methionine
Chủ yếu dùng điều trị quá liều Paracetamol khi không có acetylcystein. Ngoài ra còn dùng để toan hóa nước tiểu.
Chống chỉ định Methionine
Người bệnh bị nhiễm toan. Tổn thương gan nặng.
Thận trọng lúc dùng Methionine
Bệnh gan nặng.
Tương tác thuốc Methionine
Methionin có thể làm giảm tác dụng của levodopa.
Liều lượng và cách dùng Methionine
Quá liều paracetamol liều uống ban đầu 2,5 g, tiếp theo cứ cách 4 giờ lại uống 2,5 g, như vậy 3 lần, tùy theo nồng độ paracetamol trong huyết tương. Cần tiến hành điều trị chậm nhất là 10 đến 12 giờ sau khi uống paracetamol.
Tác dụng phụ khi dùng Methionine
Buồn nôn, nôn, ngủ gà, dễ bị kích thích. Nhiễm toan chuyển hóa và tăng nitơ huyết ở người bị suy thận.
Quá liều khi dùng Methionine
–
Bảo quản Methionine
Tránh ánh sáng. Bảo quản ở nhiệt độ từ 5 – 25 độ C.