Chlorpropamide là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Chlorpropamide. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Chlorpropamide
Dược chất Chlorpropamide
Thông tin chung
- Tên dược chất: Chlorpropamide
- Mã ATC: A10BB02
- Nhóm dược lý: Hocmon, Nội tiết tố
- Tên khác: –
- Tên biệt dược: Apo chlorpropamide; Chlorpropamid 250mg; Novo Propamide
- Dạng bào chế: Viên nén; Viên nén bao phim
- Thành phần: Chlorpropamide
Tác dụng của Chlorpropamide
–
Dược lực học của Chlorpropamide
Chlorpropamide là thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonyluea.
Dược động học của Chlorpropamide
– Hấp thu: Chlorpropamide được hấp thu đẽ dàng qua đường tiêu hoá. Trong vòng 1 giờ sau khi uống một liều đơn, thuốc được phát hiện trong huyết tương và đạt mức cao nhất trong vòng 2-4 giờ. Tác dụng hạ đường huyết của Chlorpropamide xuất hiện trong vòng 1
Chỉ định dùng Chlorpropamide
Ðái tháo đường. Ðái tháo nhạt (ngoại trừ dạng do thận).
Chống chỉ định Chlorpropamide
Ðái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường thiếu niên. Suy thận, suy gan hoặc tuyến giáp nặng. Dị ứng với sulfamid. Có thai & cho con bú.
Thận trọng lúc dùng Chlorpropamide
–
Tương tác thuốc Chlorpropamide
Miconazole, NSAID, sulfamid, kháng khuẩn, coumarin, chẹn b, ức chế men chuyển, IMAO, chloramphenicol, clofibrate, sulfinpyrazone, probenecid. Rượu.
Liều lượng và cách dùng Chlorpropamide
Liều trung bình: 250-500 mg/ngày, chia làm 2 lần.
Tác dụng phụ khi dùng Chlorpropamide
Quá mẫn (hội chứng Lyell). Vàng da ứ mật. Tăng phosphatase kiềm. Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, bất sản tủy, thiếu máu tán huyết (hiếm). Chán ăn, buồn nôn, nôn, đau thượng vị. Dị cảm, suy nhược.
Quá liều khi dùng Chlorpropamide
Triệu chứng quá liều: hạ glucose huyết( bồn chồn, liên tục ớn lạnh, đổ mồ hôi, lú lẫn, giảm thân nhiệt, da tái nhợt, khó khăn trong tập trung suy nghĩ, buồn ngủ, đói cồn cào, liên tục nhức đầu, đau bụng, liên tục buồn nôn, tình trạng kích động, nhịp tim nhanh, cơn động kinh, run, đi không vững, mệt mỏi hoặc yếu ớt, thị giác thay đổi…).
Có thể kéo dài đến vài ngày vì thuốc thải trừ chậm.
Điều trị:
– Trường hợp nhẹ: điều trị huyết áp bằng cách ăn ngay một ít đường viên glucose, nước hoa quả…
– Trường hợp nặng: phải cấp cứu ngay, tiêm truyền nhanh dung dịch ưu trương glucose 50%, sau đó tiếp tục truyền dung dịch glucose 10% với tốc độ có thể duy trì glucose huyết ở mức trên 5,6 mmol/l.
Bảo quản Chlorpropamide
Thuốc độc bảng B.
Bảo quản dưới 40 độ C, tốt nhất là 15-30 độ C.