Amphotericin là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Amphotericin. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Amphotericin
Dược chất Amphotericin
Thông tin chung
- Tên dược chất: Amphotericin
- Mã ATC: –
- Nhóm dược lý: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
- Tên khác: Amphotericin B
- Tên biệt dược: Fungizone
- Dạng bào chế: Bột đông khô pha tiêm truyền
- Thành phần: Amphotericin
Tác dụng của Amphotericin
Amphotericin là một kháng sinh chống nấm nhờ gắn vào sterol ( chủ yếu là ergosterol ) ở màng tế bào nấm làm biến đổi tính thấm của màng. Amphotericin B cũng gắn vào sterol bào chất của người ( chủ yếu cholesterol ) nên giải thích được một phần độc tính của thuốc đối với người. Do đó thuốc đã được bào chế dưới dạng liposom hoặc phức hợp với lipid để giảm độc tính.
Amphotericin B có tác dụng kìm khuẩn đối với một số nấm như: Absidia spp.,Basidiobolus spp., Blastomyces dermatitidis., Candida spp., Coccidiodes immitis, Conidiobolus spp., Cryptococcus neoformans, Histoplasma capsulatum, Mucor spp., Paracoccidioides brasiliensis, Rhizopus spp., Rhodotorula spp., và Sporothrix schenckii.
Nồng độ ức chế tối thiểu trong khoảng từ 0,03 – 1 mcg/ml đối với đa số các loài nấm này.
Thuốc không có tác dụng với vi khuẩn, Rickettsia và virus.
Kháng thuốc: dường như không có kháng thuốc in vivo. Không thấy chủng Candida nào kháng amphotericin trên lâm sàng mặc dù có một số ít chủng kháng in vitro, nhưng chỉ thấy ở các chủng thứ cấp sau nhiều lần cấy.
Dược lực học của Amphotericin
Amphotericin là kháng sinh chống nấm, thuộc nhóm polyen, có tác dụng trị nấm nội tạng.
Dược động học của Amphotericin
– Hấp thu: Amphotericin hấp thu kém qua đường tiêu hoá, nên dùng đường uống để trị nhiễm nấm đường tiêu hoá. Dùng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị nhiễm nấm toàn thân và nội tạng.
– Phân bố: Amphotericin liên kết với protein ở mức cao, thuốc phân bố rộng
Chỉ định dùng Amphotericin
Chỉ được sử dụng trong bệnh viện cho các bệnh nhân nhiễm nấm tiến triển, có thể tử vong: Cryptococcus, Blastomyces, Moniliase, Coccidioides, Histoplasma, nấm Mucor do các chủng Mucor, Rhizopus, Absidia, Entomophthora & Basidiobolus, Sporothrixschenckii, Aspergillus.
Chống chỉ định Amphotericin
Mẫn cảm với thành phần thuốc.
Thận trọng lúc dùng Amphotericin
Phụ nữ có thai & cho con bú: rất thận trọng. Trẻ em. Cần theo dõi chức năng thận, gan, các điện giải & công thức máu. Mỗi khi ngừng thuốc trong thời gian dài hơn 7 ngày: luôn khởi đầu lại bằng liều thấp nhất 0.25mg/kg & tăng dần.
Tương tác thuốc Amphotericin
Cisplatin, pentamidine, aminoglycosid, cyclosporine. Corticosteroid, ACTH. Glycosid trợ tim, thuốc giãn cơ, thuốc chống loạn nhịp. Flucytosine.
Liều lượng và cách dùng Amphotericin
Phải truyền IV chậm khoảng 4-6 giờ với nồng độ 0.1mg/mL. Bắt đầu 0.25mg/kg & tăng dần khi sự dung nạp thuốc cho phép. Tổng liều có thể tới 1mg/kg/ngày; nếu dùng theo ngày xen kẽ có thể tới 1.5mg/kg. Thường cần dùng thuốc trong nhiều tháng.
Tác dụng phụ khi dùng Amphotericin
Sốt (kèm ớn lạnh), nhức đầu, chán ăn, giảm thể trọng, buồn nôn, nôn, khó ở, khó tiêu, tiêu chảy, đau lan toả gồm đau cơ, đau khớp, đau co thắt vùng thượng vị, đau/viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm, thiếu máu, chức năng thận bất thường. Hiếm: giảm Mg máu, tăng K máu, bệnh thận cấp, độc tính tim mạch, thay đổi huyết áp, thay đổi huyết học, bệnh thần kinh, dị ứng, bệnh gan, rối loạn hô hấp.
Quá liều khi dùng Amphotericin
Amphotericin quá liều có thể gây ngừng tim, hô hấp. Nếu nghi quá liều, ngừng dùng thuốc và theo dõi tình trạng bệnh ( chức năng tuần hoàn, hô hấp, gan, thận, tình trạng máu, điện giải ) và điều trị hỗ trợ theo yêu cầu. Amphotericin không thẩm tách được. Trước khi điều trị lại, tình trạng người bệnh phải được ổn định.
Bảo quản Amphotericin
Amphotericin B cần được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C, tránh ánh sáng. Dung dịch mẹ chứa 5 mg amphotericin/ml có thể giữ được trong 24 giờ nếu được pha trong điều kiện vô khuẩn và bảo quản trong tủ lạnh, tránh ánh sáng.