Pyrantel là gì? Thông tin về chỉ định, chống chỉ định, tác dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng dược chất Pyrantel. Bài viết dưới đây của Medy.vn sẽ cung cấp các thông tin hữu ích để tra cứu về dược chất Pyrantel
Dược chất Pyrantel
Thông tin chung
- Tên dược chất: Pyrantel
- Mã ATC: P02CC01
- Nhóm dược lý: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn
- Tên khác: –
- Tên biệt dược: Hatamintox; Pyrantel 125mg; Thepytel 125mg
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim; Viên nén; Viên nén nhai
- Thành phần: Pyrantel pamoate
Tác dụng của Pyrantel
Thuốc diệt giun có tác động trên Enterobius vermicularis, Ascaris lumbricọdes, Ankylostoma duodenale và Necator americanus. Pyrantel tác động bằng cách phong bế thần kinh cơ, làm tê liệt giun và tống chúng ra theo phân bởi nhu động ruột. Pyrantel pamoate tác động đồng thời lên cả dạng chưa trưởng thành và đã trưởng thành của giun. Thuốc không tác động lên ấu trùng của giun khu trú trong mô.
Dược lực học của Pyrantel
Pyrantel là thuốc diệt giun có hiệu quả cao với giun kim, giun đũa, giun mỏ, không có tác dụng lên giun tóc.
Dược động học của Pyrantel
Hấp thu qua ruột rất yếu: nồng độ pyrantel trong huyết tương rất thấp (0,05-0,13mcg/ml) và đạt được sau 1 đến 3 giờ.
Sau khi uống, trên 50% sản phẩm được bài tiết qua phân dưới dạng không bị biến đổi. Dưới 7% được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng không bị biến đổi và dưới dạng chất chuyển hóa. Thuốc không làm cho phân có màu đỏ.
Chỉ định dùng Pyrantel
Nhiễm giun kim, giun đũa, giun móc.
Chống chỉ định Pyrantel
Còn chưa biết rõ các chống chỉ định của thuốc.
Thận trọng lúc dùng Pyrantel
Không nên dùng trong trường hợp bị suy gan.
LÚC CÓ THAI
Tuy có một lượng nhỏ qua được niêm mạc tiêu hóa để vào máu, và mặc dầu các nghiên cứu ở động vật không cho thấy thuốc có tác động gây quái thai, tính vô hại khi dùng Pyrantel trong thai kỳ chưa được xác nhận. Do đó chỉ dùng thuốc này trong trường hợp cần thiết.
Tương tác thuốc Pyrantel
– không nên điều trị đồng thời với lévamisole do pyrantel pamoate có thể làm tăng độc tính của lévamisole.
– Pipérazine có thể đối kháng với tác dụng diệt giun của pyrantel : tránh Dùng phối hợp hai hoạt chất này.
Liều lượng và cách dùng Pyrantel
Dạng viên 125mg: thường được dùng cho trẻ em.
Nhiễm giun kim, giun đũa: 10mg/kg, liều duy nhất tương ứng 1 viên loại 125mg/10kg (trẻ dưới 18 tháng nên dùng dạng hỗn dịch uống). Ðối với nhiễm giun kim, nên dùng tiếp một liều thứ 2 vào khoảng 2 đến 3 tuần lễ sau liều đầu tiên.
Giun móc:
Nhiễm nhẹ Ankylostoma duodénale: 10mg/kg, liều duy nhất.
Nhiễm nặng Ankylostoma duodénale hoặc nhiễm Necator americanus: 20mg/kg (chia 1 hoặc 2 lần) trong 2 đến 3 ngày, tương ứng 2 viên loại 125mg (hay 1 viên loại 250mg)/10kg/ngày.
Dạng viên 250mg: thường được dùng cho người lớn.
Nhiễm giun kim, giun đũa: 10mg/kg, liều duy nhất.
Người lớn dưới 75kg: 3 viên loại 250mg/ngày.
trên 75 kg: 4 viên loại 250mg/ngày. Ðối với nhiễm giun kim, nên dùng tiếp một liều thứ 2 vào khoảng 2 đến 3 tuần lễ sau liều đầu tiên.
Giun móc:
Nhiễm nhẹ Ankylostoma duodénale: 10mg/kg, liều duy nhất.
Nhiễm nặng Ankylostoma duodénale hoặc nhiễm Necator americanus: 20mg/kg (chia 1 hoặc 2 lần) trong 2 đến 3 ngày, tương ứng :
Người lớn dưới 75kg: 6 viên loại 250mg/ngày.
trên 75 kg: 8 viên/ngày.
Tác dụng phụ khi dùng Pyrantel
Có thể gây rối loạn tiêu hóa (10-15%): chán ăn, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, tăng transaminase nhẹ và tạm thời.
Hiếm gặp hơn: nhức đầu, chóng mặt, suy nhược, rối loạn giấc ngủ, phát ban ngoài da.
Quá liều khi dùng Pyrantel
–
Bảo quản Pyrantel
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ẩm.