Seropin là thuốc gì? Tác dụng, liều dùng, cách dùng. Những lưu ý về tác dụng phụ, tương tác thuốc và cách bảo quản. Mua thuốc Seropin ở đâu, giá bao nhiêu tiền. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những vấn đề trên.
Thuốc Seropin là gì?
Thông tin thuốc
- Tên thuốc: Seropin
- Thành phần hoạt chất: Quetiapin (dưới dạng Quetiapin fumarat) 100mg – 100mg
- Nồng độ, hàm lượng: 100mg
- Số đăng ký: VN-20259-17
- Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên
- Nhà sản xuất: Genepharm S.A.
- Nhà phân phối: Công ty TNHH Dược phẩm Việt Pháp
Tác dụng, công dụng
Tác dụng của thuốc Seropin là gì?
Nhóm sản phẩm
Chỉ định
Chống chỉ định
Bệnh nhân mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Liều dùng
Liều dùng thuốc Seropin cho người lớn như thế nào?
Đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng, cách dùng thuốc cho người lớn trên tờ hướng dẫn sử dụng.
Liều dùng thuốc Seropin cho trẻ em như thế nào?
Đọc kỹ hướng dẫn về liều dùng, cách dùng thuốc theo độ tuổi trẻ em trên tờ hướng dẫn sử dụng.
Cách dùng
Nên dùng thuốc Seropin như thế nào?
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong các trường hợp sử dụng thuốc quá liều hay uống quá nhiều thuốc phải cấp cứu, người nhà cần đem theo toa thuốc/lọ thuốc nạn nhân đã uống. Ngoài ra, người nhà cũng cần biết chiều cao và cân nặng của nạn nhân để thông báo cho bác sĩ.
Nên làm gì nếu quên một liều?
Tốt nhất vẫn là uống thuốc đúng thời gian bác sĩ kê đơn. Uống thuốc đúng thời gian sẽ bảo đảm tác dụng của thuốc được tốt nhất. Thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu, không nên uống bù khi thời gian quá xa cho lần uống tiếp theo.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Seropin
Buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, suy nhược nhẹ, táo bón, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp thế đứng và khó tiêu.
Ngất, hội chứng an thần kinh ác tính, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính và phù ngoại biên có thể xảy ra.
Rất thường gặp (ADR ≥ 10%):
Rối loạn chức năng hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ.
Thường gặp (1% ≤ ADR < 10%):
– Rối loạn chức năng hệ thần kinh: ngất.
– Rối loạn chức năng hệ hô hấp, ngực và trung thất: viêm mũi.
– Rối loạn chức năng hệ máu và bạch huyết: giảm bạch cầu.
– Rối loạn chức năng tim: nhịp tim nhanh.
– Rối loạn chức năng mạch máu: hạ huyết áp thế đứng.
– Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa: khô miệng, táo bón, khó tiêu.
– Tác dụng không mong muốn tại chỗ và toàn thân: suy nhược nhẹ, phù ngoại biên.
– Cận lâm sàng: tăng cân, tăng transaminase huyết thanh (ALT, AST).
– Giảm bạch cầu trung tính.
– Đường huyết tăng đến mức bệnh lý.
Ít gặp (0,1% ≤ ADR < 1%):
– Rối loạn chức năng hệ máu và bạch huyết: tăng bạch cầu đa nhân ái toan.
– Rối loạn chức năng hệ miễn dịch: quá mẫn.
– Cận lâm sàng: tăng gamma-GT4, tăng triglycerid huyết thanh tại thời điểm bất kỳ, tăng cholesterol toàn phần (chủ yếu là LDL-C)
– Rối loạn chức năng hệ thần kinh: co giật, hội chứng chân run.
Hiếm gặp (0,01% ≤ ADR < 0,1%):
– Tác dụng không mong muốn tại chỗ và toàn thân: hội chứng an thần kinh ác tính.
– Rối loạn chức năng hệ sinh dục: chứng cương dương.
Rất hiếm gặp (ADR < 0,01%):
Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng phản vệ.
Tác dụng phụ có thể không giống nhau tùy vào cơ địa mỗi người. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Lưu ý, thận trọng, cảnh báo
Lưu ý trước khi dùng thuốc Seropin
Giảm bạch cầu trung tính:
Giảm bạch cầu trung tính nặng (< 0,5 x 109/L) hiếm khi được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng về quetiapin. Hầu hết các trường hợp giảm bạch cầu trung tính nặng xảy ra trong 2 tháng đầu điều trị với quetiapin. Không có mối liên hệ rõ rệt với liều dùng. Các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra giảm bạch cầu trung tính bao gồm lượng bạch cầu thấp trước đó và tiền sử giảm bạch cầu trung tính do dùng thuốc. Nên ngưng dùng quetiapin ở bệnh nhân có bạch cầu trung tính < 1,0 x 109/L. Nên theo dõi dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng và lượng bạch cầu trung tính ở các bệnh nhân này (cho đến khi lượng bạch cầu trung tính vượt quá 1,5 x 109/L) (xem “Tác dụng không mong muốn”).
Tăng glucose máu:
Đã ghi nhận tăng glucose máu và một vài báo cáo đái tháo đường trong các thử nghiệm lâm sàng với quetiapin. Mặc dù mối liên hệ nhân quả với bệnh đái tháo đường chưa được thiết lập, bệnh nhân có nguy cơ đái tháo đường được khuyên nên theo dõi lâm sàng thích đáng. Tương tự, nên theo dõi các cơn kịch phát có thể xảy ra ở bệnh nhân đã bị đái tháo đường (xem “Tác dụng không mong muốn”).
Bệnh tim mạch:
Quetiapin nên được sử dụng thận trọng đối với bệnh nhân đã biết có mắc bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não, hoặc các tình trạng bệnh lý khác có thể gây tụt huyết áp. Quetiapin có thể gây hạ huyết áp thế đứng, đặc biệt ở giai đoạn đầu điều chỉnh liều, thường xảy ra ở bệnh nhân cao tuổi hơn ở bệnh nhân trẻ tuổi. Trong các thử nghiệm lâm sàng, quetiapin không liên quan đến sự tăng kéo dài khoảng QT. Tuy nhiên, cũng như các thuốc chống loạn thần khác, nên thận trọng khi kê toa quetiapin đồng thời với các thuốc được biết làm kéo dài khoảng QT, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi.
Co giật:
Trong các thử nghiệm lâm sàng có đối chứng, không có khác biệt về tần suất động kinh giữa nhóm bệnh nhân sử dụng quetiapin và nhóm dùng giả dược. Cũng như các thuốc chống loạn thần khác, nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử động kinh (xem “Tác dụng không mong muốn”).
Rối loạn vận động muộn:
Cũng như các thuốc chống loạn thần khác, quetiapin có thể gây rối loạn vận động muộn khi điều trị kéo dài. Khi có bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng rối loạn vận động muộn nào, nên xem xét giảm liều hay ngưng quetiapin.
Hội chứng an thần kinh ác tính:
Hội chứng an thần kinh ác tính có liên quan đến việc điều trị bằng các thuốc chống loạn thần, kể cả quetiapin (xem “Tác dụng không mong muốn”). Các biểu hiện lâm sàng bao gồm tăng thân nhiệt quá mức, thay đổi trạng thái tâm thần, co cứng cơ, hệ thần kinh tự chủ không ổn định và tăng creatin phosphokinase. Trong trường hợp này, nên ngưng quetiapin và điều trị thích hợp.
Phản ứng do ngưng thuốc đột ngột:
Các triệu chứng buồn nôn, nôn và mất ngủ rất hiếm gặp khi ngưng đột ngột các thuốc chống loạn thần. Tái phát các triệu chứng tâm thần cũng có thể xảy ra và sự xuất hiện các rối loạn vận động không chủ ý (như chứng không ngồi yên, chứng loạn trương lực cơ và rối loạn vận động) đã được ghi nhận. Vì vậy, nên ngưng thuốc từ từ.
Bệnh nhân cao tuổi sa sút trí tuệ:
Quetiapin chưa được phê chuẩn để điều trị bệnh nhân rối loạn tâm thần liên quan đến sa sút trí tuệ. Trong một phân tích tổng hợp (meta-analysis) cho các thuốc chống loạn thần không điển hình, đã có báo cáo tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân cao tuổi bị loạn thần liên quan đến sa sút trí tuệ so với giả dược.
Để xa tầm tay trẻ em.
Tốt nhất cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tình trạng của bản thân như tình trạng bệnh hiện tại, tiền sử bệnh, dị ứng, mang thai, cho con bú….
Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc để tránh tác hại của thuốc.
Lưu ý dùng thuốc Seropin khi đang mang thai
Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ dùng thuốc khi đang mang thai.
Tra cứu phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) dưới đây:
A = Không có nguy cơ;
B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu
C = Có thể có nguy cơ;
D = Có bằng chứng về nguy cơ;
X = Chống chỉ định;
N = Vẫn chưa biết.
Lưu ý dùng thuốc Seropin khi cho con bú
Thông thường bác sĩ vẫn khuyên các bà mẹ đang cho con bú không nên uống thuốc. Chính vì vậy người mẹ sẽ phải thật cân nhắc việc dùng thuốc khi đang cho con bú. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng những tờ giấy hướng dẫn sử dụng đi kèm với hộp thuốc. Chú ý các mục “Chống chỉ định” và “Sử dụng trong lúc có thai hoặc cho con bú”.
Lưu ý dùng thuốc Seropin cho người cao tuổi
Thận trọng dùng thuốc với người cao tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể lớn hơn với người lớn bình thường.
Lưu ý chế độ ăn uống khi dùng thuốc Seropin
Đọc kỹ lưu ý về chế độ ăn uống trên tờ hướng dẫn.
Cần thận trọng trong việc dùng thuốc. Cần đọc kỹ hướng dẫn có trong hộp đựng, hoặc chỉ dẫn của bác sĩ.
Tương tác thuốc
Thuốc Seropin có thể tương tác với những thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tất cả các loại thuốc theo toa và thuốc không kê toa, vitamin, khoáng chất, các sản phẩm thảo dược và các loại thuốc do các bác sĩ khác kê toa. Hãy luôn tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
Thuốc Seropin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu bia và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu bia và thuốc lá.
Bảo quản thuốc
Nên bảo quản thuốc Seropin như thế nào?
Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.
Giá thuốc Seropin
Giá bán thuốc Seropin có thể không giống nhau ở các nhà thuốc. Muốn biết chính xác giá bán lẻ thuốc Seropin cần liên hệ hoặc đến trực tiếp các nhà thuốc gần nhất.
Tham khảo giá thuốc Seropin
Giá niêm yết công bố (giá bán sỉ): 15120VNĐ/Viên
Nơi bán thuốc Seropin
Thuốc Seropin bán ở đâu?
Tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Seropin
Hình ảnh thuốc Seropin
Tổng hợp ảnh về thuốc Seropin
Video thuốc Seropin
Tổng hợp video về thuốc Seropin
Đánh giá
Đánh giá của bác sĩ về thuốc Seropin?
Đánh giá của bệnh nhân về sử dụng thuốc Seropin?
Thông tin dược chất chính
Mã ATC:
Tên khác:
Tên biệt dược:
Dược lý và cơ chế
Quetiapin là thuốc chống loạn thần không điển hình. Quetiapin và chất chuyển hóa có hoạt tính trong huyết tương, N-desalkyl quetiapin, có tác động trên nhiều loại thụ thể dẫn truyền thần kinh. Quetiapin và N-desalkyl quetiapin có ái lực với thụ thể serotonin (5HT2) ở não và với thụ thể dopamin D1 và D2. Chính tính chọn lọc với thụ thể serotonin (5HT2) ở não cao hơn với thụ thể dopamin D2 được tin là góp phần vào đặc tính chống loạn thần trên lâm sàng và ít nguy cơ tác dụng không mong muốn trên hệ ngoại tháp của quetiapin. Ngoài ra, N-desalkyl quetiapin có ái lực cao với chất vận chuyển norepinephrin (NET). Quetiapin và N-desalkyl quetiapin cũng có ái lực cao với thụ thể histaminergic và adrenergic alpha1, có ái lực thấp hơn với thụ thể adrenergic alpha2 và serotonin 5HT1A. Quetiapin có ái lực không đáng kể với các thụ thể cholinergic muscarinic hay benzodiazepin.
Dược động học
Medy.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa
Các thông tin chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm trong trường hợp người bệnh tứ ý dùng thuốc khi chỉ dựa vào những thông tin ở đây.